Ngành nghề Kinh doanh có điều kiện

Số lượt đọc: 9982


HƯỚNG DẪN CHI TIẾT MỘT SỐ NGÀNH KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

1. NGÀNH VĂN HÓA THÔNG TIN

1.1 Hoạt động Karaoke

1.1.1 Đối tượng được phép

(Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995)

Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam trừ những đối tượng không được phép kinh doanh tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp.

1.1.2 Điều kiện kinh doanh

(Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995; Điều 7 Thông tư 05/TT-PC ngày 8/1/1996 hướng dẫn thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995):

 1- Phòng Karaoke phải có diện tích từ 20m2 trở lên. Đối với các phòng Karaoke được cấp giấy phép hoạt động trước ngày ban hành Nghị định 87/CP của Chính phủ phải có diện tích từ 14m2 trở lên.

2- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux

3- Đảm bảo phòng Karaoke phải có kính, bên ngoài có thể nhìn rõ toàn bộ phòng;

4- Việc sử dụng các bài hát trong phòng Karaoke phải đúng quy định của Bộ VHTT như sau : Đối với băng đĩa nhạc, băng, đĩa hình sử dụng trong phòng Karaoke phải dán nhãn của Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Cục Điện ảnh; Trường hợp băng, đĩa không được dán nhãn phải kèm theo danh mục các bài hát và phải được Sở VHTT duyệt cho phép và đóng dấu lên từng trang.

5- Các điểm Karaoke ở nông thôn, vùng dân cư không tập trung, phải bảo đảm các điều kiện quy định về băng, đĩa nhạc, bài hát, ánh sáng trong phòng, không phải đáp ứng quy định về diện tích phòng, cửa phòng Karaoke và cách âm.

1.1.3 Thủ tục đăng ký

(Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995; Điều 8, Điều 9 Thông tư 05/TT-PC ngày 8/1/1996 hướng dẫn thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP):

Tổ chức, cá nhân kinh doanh Karaoke phải có hồ sơ gửi Sở VHTT cấp giấy phép hành nghề. Hồ sơ gồm có :

1- Đơn xin phép, trong đơn ghi rõ:

-           Họ tên, năm sinh;

-           Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

-           Nghề nghiệp;

-           Nội dung xin kinh doanh;

-           Địa điểm, diện tích sử dụng để kinh doanh.

2- Giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích kinh doanh;

3- Bản kê khai phương tiện, thiết bị chuyên dùng.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở VHTT xem xét và cấp giấy phép hành nghề, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời.

- Sau khi có giấy phép hành nghề phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh và sau khi có đăng ký kinh doanh mới được hoạt động.

- Đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoạt động Karaoke phục vụ nội bộ, không thu tiền thì khi hoạt động không cần phải xin phép nhưng phải thực hiện những quy định về nội dung hoạt động. Thủ trưởng cơ quan và người trực tiếp tổ chức phải chịu trách nhiệm về hoạt động này.

1.1.4 Xử lý vi phạm

(Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ)

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ NƠI CÔNG CỘNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 13 .- Vi phạm nếp sống văn minh trong hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng.
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Tổ chức hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá tại nơi cộng cộng từ sau 24 giờ đến 5 giờ trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
b. Tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc, vũ trường, chiếu phim, chiếu băng đĩa hình, karaoke gây ồn quá mức quy định;
c. Say rượu tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke, nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.
2. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu gợi tình dục tại vũ trường, điểm karaoke, nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.

Điều 14 .- Vi phạm các quy định về điều kiện của nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không bảo đảm đủ diện tích của vũ trường, của nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke theo quy định;
b. Không lắp kính hoặc lắp kính mà bên ngoài không nhìn thấy rõ toàn bộ phòng hát karaoke;
c. Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay vật khác có tính chất đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm hoạt động karaoke hoặc tại nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
Tịch thu và tiêu huỷ tranh, ảnh, lịch hay vật khác đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 2.

Điều 15 .- Vi phạm các quy định về hoạt động vũ trường, karaoke.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Người say rượu vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke;
b. Cho thuê, cho mượn địa điểm làm vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, hoạt động karaoke mà không giám sát để xảy ra hoạt động mại dâm, nghiện hút ma tuý, đánh bạc;
c. Sử dụng vũ nữ mà không đăng ký danh sách với cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Hoạt động vũ trường, karaoke quá giờ được phép;
b. Lưu hành phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc hoặc biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa chưa được phép lưu hành tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke;
c. Tắt đèn tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke khi đang hoạt động.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b. Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke;
c. Sử dụng vũ nữ làm vịêc tại vũ trường mà không ký kết hợp đồng lao động.
4. Phạt tiền từ 5.000.000. đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không có giấy phép;
b. Lưu hành băng đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke;
c. Lưu hành băng đĩa nhạc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
a. Lưu hành phim, băng đĩa hình, biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke;
b. Lưu hành phim, băng đĩa hình, biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại điều này:
a. Tịch thu phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5;
b. Tịch thu và tiêu huỷ phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 và điểm b khoản 5;
c. Tước quyền sử dụng giấy phép đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3; các điểm b, c khoản 4; khoản 5;
Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề đến 6 tháng đối với người biểu diễn có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5.
Tước quyền sử dụng giấy phép đến 3 tháng đối với trường hợp tái phạm điểm a khoản 3.

1.2 Phát hành, xuất bản ấn phẩm

Điều 22 , Điều 23 Nghị định 79/CP ngày 6-11-1993 của Chính phủ; Điều 5, Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2501-QĐ-CXB ngày 15-8-1997 của Bộ trưởng Bộ VHTT:

1. Các doanh nghiệp Nhà nước và tổ chức hoạt động sự nghiệp về phát hành xuất bản phẩm phải có :

-           Trụ sở;

-           Vốn và nguồn vốn có chứng nhận của cơ quan tài chính.

2. Các tổ chức xã hội và công dân Việt Nam muốn làm đại lý, cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm, cửa hàng mua bán sách cũ và cho thuê sách phải là:

-           Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi;

-           Có địa điểm kinh doanh hợp pháp.

1.3 Quảng cáo

1.3.1 Đối tượng được phép

Tổ chức, cá nhân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Luật Báo chí, Luật Thương mại, Nghị định 194/CP ngày 31-12-1994 của Chính Phủ muốn kinh doanh dịch vụ quảng cáo thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
 

1.3.2 Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ quảng cáo phải thực hiện

(Điều 10, Điều 14 Nghị định 194/NĐ-CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ; Điều 2 Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5-5-1999 của Chính phủ; Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12-12-1995 của Chính phủ):
  
1/ Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền cấp;
2/ Người làm dịch vụ quảng cáo phải có nghề nghiệp chuyên môn, có phương tiện và địa điểm giao dịch, địa điểm hành nghề;
3/ Người làm dịch vụ quảng cáo có trách nhiệm yêu cầu chủ quảng cáo xuất trình các giấy tờ có liên quan đến sự chính xác, trung thực của nội dung quảng cáo trước khi thể hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật sự thể hiện nôi dung đó.
4/ Nộp thuế theo quy định của pháp luật;
5/ Việc thành lập các doanh nghiệp làm dịch vụ quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
6/ Trên biển hiệu phải ghi đầy đủ tên gọi bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấp phép thành lập của cơ quan có thẩm quyền, không được viết tắt và phải có những nội dung chủ yếu theo quy định của Qui chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP. Đối với các tổ chức kinh tế khi muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam, mầu sắc, ánh sáng không được nổi bật hơn chữ Việt Nam;
7/ Biển hiệu phải có nội dung: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên gọi; địa chỉ giao dịch; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải ghi rõ ngành nghề kinh doanh chính; đối với công ty, doanh nghiệp tư nhân không ghi cơ quan chủ quản mà ghi doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hay công ty TNHH; biểu trưng của cá nhân, tổ chức đã được đăng ký vẽ và gắn biển hiệu;
8/ Biển hiệu của các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài cũng phải thực hiện đúng quy định về nội dung biển hiệu; tên riêng, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài ghi trong quyết định thành lập của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền có thể viết chữ nước ngoài với kích thước lớn hơn chữ Việt Nam nhưng không quá 2 lần khổ chữ Việt Nam;
9/ Biển hiệu chỉ được gắn, treo, đặt ngay tại cơ quan, tổ chức, cửa hiệu, nhà hàng. Trên biển hiệu không được kèm theo nội dung quảng cáo bất cứ loại sản phẩm hàng hoá nào.

1.3.3 Những hành vi không thực hiện trong hoạt động quảng cáo

(Điều 6 NĐ 194/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ; Điều 5 Thông tư 37/VHTT-TT ngày 01-7-1995)
  
1/ Trái với pháp luật Việt Nam, có hại tới giá trị nhân phẩm, thuần phong mỹ tục, sức khoẻ và nếp sống thanh lịch của người Việt Nam, làm lộ bí mật quốc gia, quảng cáo sai chất lượng hàng hóa đã đăng ký, nói xấu người khác và hàng hóa của người khác;
2/ Sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quối tế ca làm nền cho trình bầy quảng cáo;
3/ Hình thức thể hiện, hình dáng, màu sắc tương tự các tín hiệu giao thông, biển báo công cộng hoặc không rõ ràng, không sạch đẹp;
4/ Các mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh hoặc hạn chế tiêu dùng trong từng thời gian (Hiện nay, cấm quảng cáo dưới mọi hình thức các mặt hàng sau đây: thuốc lá các loại, rượu các loại, các thuốc bán theo đơn (toa) của thầy thuốc; các thuốc chưa được cấp đăng ký, hết hạn đăng ký hoặc đã bị loại ra khỏi danh mục cho phép sử dụng; các loại thuốc chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các loại trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng ở Việt Nam);
5/ Quảng cáo cho báo chí, tác phẩm chưa được cấp giấy phép xuất bản, phát hành hoặc công diễn;
6/ Quảng cáo cho dược liệu, dược phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ y tế và những hoạt động y tế khác mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
7/ Quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích quốc gia, tổ chức, cá nhân;
8/ Quảng cáo ở trang bìa 1, trang nhất của các báo, tạp chí, đặc san, số phụ;
9/ Quảng cáo lẫn trong nội dung tin, bài, quảng cáo xen kẽ trong các chương trình thời sự và các chương trình chuyên đề khác trên đài phát thanh, đài truyền hình, trừ các chương trình tiếp âm, tiếp sóng của nước ngoài;
10/ Các quảng cáo ngoài trời ảnh hưởng tới giao thông, che khuất các biển báo giao thông, hạn chế tầm nhìn của người điều khiển các phương tiện giao thông và đi bộ, gây khó khăn cho việc phòng cháy, chữa cháy, làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc và cảnh quan môi trường;
11/ Các quảng cáo dựng, để, đặt, treo, dán, gá lắp tại:
- Những nơi có ảnh lãnh tụ, khẩu hiệu chính trị.
- Khu vực trụ sở các cơ quan quản lý Nhà Nước các cấp.
- Khu vực cơ quan ngoại giao, lễ tân của Nhà Nước.
- Quảng trường thành phố, công viên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử.
- Khu quân sự, các công trình văn hóa đã được xếp hạng.
- Bảo tàng, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, đình, đền, chùa, nhà thờ.
- Những nơi niêm yết các văn bản của Nhà Nước.
- Đặt trước và che khuất các quảng cáo đã có trước và chưa hết hạn.
- Chăng ngang đường giao thông thủy, bộ, ven đường cao tốc
12/ Những quảng cáo dùng âm thanh quá lớn từ 23 giờ đến 4 giờ.  

1.3.4 Xử lý vi phạm

 (Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ)

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ NƠI CÔNG CỘNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 13.- Vi phạm nếp sống văn minh trong hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng.
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Tổ chức hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá tại nơi cộng cộng từ sau 24 giờ đến 5 giờ trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
b. Tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc, vũ trường, chiếu phim, chiếu băng đĩa hình, karaoke gây ồn quá mức quy định;
c. Say rượu tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke, nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.
2. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu gợi tình dục tại vũ trường, điểm karaoke, nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.

Điều 14.- Vi phạm các quy định về điều kiện của nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không bảo đảm đủ diện tích của vũ trường, của nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke theo quy định;
b. Không lắp kính hoặc lắp kính mà bên ngoài không nhìn thấy rõ toàn bộ phòng hát karaoke;
c. Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay vật khác có tính chất đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm hoạt động karaoke hoặc tại nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
Tịch thu và tiêu huỷ tranh, ảnh, lịch hay vật khác đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 2.

Điều 15 .- Vi phạm các quy định về hoạt động vũ trường, karaoke.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Người say rượu vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke;
b. Cho thuê, cho mượn địa điểm làm vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, hoạt động karaoke mà không giám sát để xảy ra hoạt động mại dâm, nghiện hút ma tuý, đánh bạc;
c. Sử dụng vũ nữ mà không đăng ký danh sách với cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Hoạt động vũ trường, karaoke quá giờ được phép;
b. Lưu hành phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc hoặc biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa chưa được phép lưu hành tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke;
c. Tắt đèn tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke khi đang hoạt động.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b. Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke;
c. Sử dụng vũ nữ làm vịêc tại vũ trường mà không ký kết hợp đồng lao động.
4. Phạt tiền từ 5.000.000. đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không có giấy phép;
b. Lưu hành băng đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke;
c. Lưu hành băng đĩa nhạc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
a. Lưu hành phim, băng đĩa hình, biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke;
b. Lưu hành phim, băng đĩa hình, biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại điều này:
a. Tịch thu phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5;
b. Tịch thu và tiêu huỷ phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 và điểm b khoản 5;
c. Tước quyền sử dụng giấy phép đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3; các điểm b, c khoản 4; khoản 5;
Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề đến 6 tháng đối với người biểu diễn có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5.
Tước quyền sử dụng giấy phép đến 3 tháng đối với trường hợp tái phạm điểm a khoản 3.

1.4 Trò chơi điện tử

1.4.1 Đối tượng được phép

Điều 2 Thông tư số 08/2000/TT-BVHTT ban hành ngày 28/4/2000:

1- Hộ kinh doanh cá thể quy định tại Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ.

2- Doanh nghiệp, công ty bao gồm cả chuyên kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử và doanh nghiệp, công ty kinh doanh ngành nghề khác kinh doanh thêm dịch vụ trò chơi điện tử.

3- Các doanh nghiệp, công ty bao gồm cả hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh với nước ngoài;

4- Tổ chức đơn vị sự nghiệp có thu.

1.4.2 Điều kiện kinh doanh

Điều 5 Thông ty số 08/2000/TT-BVHTT ban hành ngày 28/4/2000:

1- Địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình; đảm bảo vệ sinh, mùa hè phải thoáng, mùa đông phải ấm; không gây cản trở trật tự an toàn giao thông;

2- Thiết bị đảm bảo thẩm mỹ lành mạnh; đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật: âm thanh rõ, mầu sắc đẹp, hình ảnh nét;

3- Đối tượng là cá nhân phải tuân theo quy định tại khoản 5 và 6 Điều 9 Luật Doanh nghiệp;

4- Đối tượng muốn hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nước ngoài để kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử phải có vốn luận chứng kinh tế kỹ thuật theo quy định của pháp luật về hợp tác đầu tư nước ngoài.

1.4.3 Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ trò chơi điện tử phải thực hiện

Điều 4, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư số 08/2000/TT-BVHTT ban hành ngày 28/4/2000:

1- Nghiêm cấm tổ chức trò chơi điện tử, sản xuất, nhập khẩu máy, thiết bị, băng, dĩa, linh kiện trò chơi điện tử, đưa vào máy tính hoặc mạng máy tính trò chơi điện tử có nội dung:

a- Chống lại Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam;

b- Kích động bạo lực, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục Việt Nam;

c- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm viõ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.

2- Nghiêm cấm tổ chức trò chơi điện tử có giải thưởng bằng tiền hoặc mang tính chất đánh bạc.

3- Nghiêm cấm kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử ở địa điểm cách cổng ra vào của các trường học (từ mẫu giáo đến phổ thông trung học) dưới 200m, không phân biệt trường đó thuộc địa phương nào.

4- Sau khi được cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử, các đối tượng được phép kinh doanh; đối với đối tượng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nước ngoài khi hoạt động phải gửi văn bản đăng ký với Sở VHTT sở tại. Văn bản đăng ký phải ghi rõ số giấy phép đầu tư, ngày cấp giấy phép, cơ quan cấp, trụ sở của đơn vị, số điện thoại, địa điểm kinh doanh trò chơi điện tử và phải thực hiện những quy định có liên quan tại Thông tư này.

5- Cá nhân, tổ chức sử dụng hoặc kinh doanh trò chơi điện tử phải chịu trách nhiệm về nội dung, không được vi phạm các quy định cấm; các điểm kinh doanh dịch vụ không được hoạt động quá 12 giờ đêm.

6- Trường hợp không tự xác định được nội dung thuộc quy định cấm hay không cấm, cá nhân, tổ chức sử dụng trò chơi điện tử phải đề nghị Sở VHTT sở tại thẩm định để xác định và phải nộp lệ phí thẩm định. Sở VHTT phải có dấu hiệu để xác định băng, đĩa, linh kiện đã được Sở thẩm định và cho phép phổ biến.

7- Việc đưa nội dung trò chơi điện tử vào mạng máy tính phải được phép của Bộ VHTT theo quy định hiện hành.

8- Các đối tượng kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử nhập khẩu máy đã cài đặt nội dung trò chơi điện tử, băng đĩa, linh kiện có nội dung trò chơi điện tử phải được phép của Sở VHTT.

9- Các Sở VHTT tổ chức việc dán tem hoặc ký hiệu trên các máy có cài đặt sẵn nội dung đã được Sở cho phép sử dụng.

1.4.4 Thủ tục đăng ký

Điều 6 Thông tư số 08/2000/TT-BVHTT ban hành ngày 28/4/2000:

1- Đối với hộ kinh doanh cá thể quy định tại Nghị định 02/2000/NĐ-CP đăng ký kinh doanh tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp huyện.

2- Các doanh nghiệp, công ty (bao gồm cả chuyên kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử và doanh nghiệp, công ty kinh doanh ngành nghề khác kinh doanh thêm dịch vụ trò chơi điện tử) đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh trong Sở Kế hoạch và Đầu tư;

3- Đối với đối tượng muốn hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nước ngoài kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử (bao gồm cả đối tượng chuyên kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử và đối tượng kinh doanh ngành nghề khác có kinh doanh thêm dịch vụ trò chơi điện tử) thuộc thẩm quyền cấp phép đầu tư của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có văn bản thẩm định của Sở VHTT. Văn bản thẩm định đồng thời gửi Bộ VHTT (Vụ Kế hoạch) để báo cáo; nếu thuộc thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư của Bộ Kế hoạch Đầu tư phải có văn bản thẩm định của Bộ VHTT. Văn bản thẩm định của Bộ VHTT được gửi Sở VHTT nơi đối tượng kinh doanh có trụ sở.

4- Đối với tổ chức, đơn vị sự nghiệp có thu khi kinh doanh phải đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương.

1.5 Vũ trường

1.5.1 Đối tượng được phép

Khách sạn, Nhà văn hóa, Câu lạc bộ, Trung tâm văn hóa được phép tổ chức vũ trường để kinh doanh.

1.5.2 Điều kiện kinh doanh

Điều 13, Điều 21 và Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995:

1- Phòng khiêu vũ phải có diện tích 80m2 trở lên;

2- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux;

3- Chỉ được sử dụng những bản nhạc, bài hát đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép;

4- Nếu có ca sĩ, diễn viên biểu diễn phải được Sở VHTT xác nhận trình độ nghề nghiệp và cấp giấy phép hành nghề mới được hoạt động.

1.5.3 Thủ tục đăng ký

Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995; Điều 8, Điều 9 Thông tư 05/TT-PC ngày 8/1/1996 hướng dẫn thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh vũ trường phải có giấy phép hành nghề do Sở VHTT sở tại cấp. Hồ sơ gửi Sở VHTT xin hành nghề gồm có :

1- Đơn xin phép, trong đơn ghi rõ:

-           Họ tên tổ chức, cá nhân xin kinh doanh;

-           Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

-           Nghề nghiệp;

-           Nội dung xin kinh doanh;

-           Địa điểm, diện tích sử dụng để kinh doanh.

2- Giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích kinh doanh.

3- Bản kê khai phương tiện, thiết bị chuyên dùng.

4- Chứng chỉ trình độ chuyên môn của người vận hành thiết bị.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở VHTT xem xét và cấp giấy phép hành nghề, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời.

- Sau khi có giấy phép hành nghề phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh và sau khi có đăng ký kinh doanh mới được hoạt động.

- Đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoạt động vũ trường phục vụ nội bộ, không thu tiền thì khi hoạt động không cần phải xin phép nhưng phải thực hiện những quy định về nội dung hoạt động. Thủ trưởng cơ quan và người trực tiếp tổ chức phải chịu trách nhiệm về hoạt động này.

1.5.4 Quy định hoạt động

Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995:

1- Không được hoạt động trong khoảng thời gian từ 24h đến 5h. Trường hợp vũ trường cần hoạt động sau 24h để phục vụ khách nước ngoài, phải được phép của Sở VHTT sở tại, nhưng cũng không được quá 2h sáng.

2- Các vũ trường sử dụng vũ nữ phải có hợp đồng lao động và phải chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của vũ nữ theo hợp đồng;

3- Âm lượng lọt ra ngoài phòng khiêu vũ không được vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn “mức ồn tối đa cho phép” (TCVN số 5949-1995);

4- Không để người say rượu vào nơi hoạt động vũ trường;

5- Người tham dự hoạt động vũ trường phải tuân thủ mọi quy định về nếp sống văn minh;

6- Nghiêm cấm các hành vi khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, sử dụng gái ôm, tiếp viên để câu khách dưới mọi hình thức;

7- Người đứng tên xin phép, người trực tiếp tổ chức và bản thân người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm các quy định trên;

8- Tổ chức, cá nhân cho thuê địa điểm để hoạt động vũ trường phải liên đới chịu trách nhiệm nếu bên thuê vi phạm những quy định cấm của pháp luật.

9- Các bài hát trong hoạt động vũ trường phải là những bài hát được Bộ VHTT cho phép phổ biến; Đối với băng đĩa nhạc, băng, đĩa hình sử dụng nơi hoạt động vũ trường phải dán nhãn của Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Cục Điện ảnh.

1.5.5 Xử lý vi phạm

(Điều 13, Điều 14, Điều 15 Nghị định 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ)

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ NƠI CÔNG CỘNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 13. - Vi phạm nếp sống văn minh trong hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng.
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Tổ chức hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá tại nơi cộng cộng từ sau 24 giờ đến 5 giờ trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
b. Tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ca nhạc, vũ trường, chiếu phim, chiếu băng đĩa hình, karaoke gây ồn quá mức quy định;
c. Say rượu tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke, nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.
2. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu gợi tình dục tại vũ trường, điểm karaoke, nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.

Điều 14. - Vi phạm các quy định về điều kiện của nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không bảo đảm đủ diện tích của vũ trường, của nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke theo quy định;
b. Không lắp kính hoặc lắp kính mà bên ngoài không nhìn thấy rõ toàn bộ phòng hát karaoke;
c. Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay vật khác có tính chất đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm hoạt động karaoke hoặc tại nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:
Tịch thu và tiêu huỷ tranh, ảnh, lịch hay vật khác đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 2.

Điều 15 .- Vi phạm các quy định về hoạt động vũ trường, karaoke.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Người say rượu vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke;
b. Cho thuê, cho mượn địa điểm làm vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, hoạt động karaoke mà không giám sát để xảy ra hoạt động mại dâm, nghiện hút ma tuý, đánh bạc;
c. Sử dụng vũ nữ mà không đăng ký danh sách với cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Hoạt động vũ trường, karaoke quá giờ được phép;
b. Lưu hành phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc hoặc biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa chưa được phép lưu hành tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke;
c. Tắt đèn tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke khi đang hoạt động.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b. Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke;
c. Sử dụng vũ nữ làm vịêc tại vũ trường mà không ký kết hợp đồng lao động.
4. Phạt tiền từ 5.000.000. đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không có giấy phép;
b. Lưu hành băng đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke;
c. Lưu hành băng đĩa nhạc có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
a. Lưu hành phim, băng đĩa hình, biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke;
b. Lưu hành phim, băng đĩa hình, biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm karaoke.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với các hành vi vi phạm tại điều này:
a. Tịch thu phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5;
b. Tịch thu và tiêu huỷ phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 và điểm b khoản 5;
c. Tước quyền sử dụng giấy phép đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3; các điểm b, c khoản 4; khoản 5;
Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề đến 6 tháng đối với người biểu diễn có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5.
Tước quyền sử dụng giấy phép đến 3 tháng đối với trường hợp tái phạm điểm a khoản 3.

2.  NGÀNH NGHỀ Y DƯỢC

2.1 Đối tượng được phép

(Điều 1 và Điều 4 Pháp lệnh về hành nghề y, dược tư nhân)
  
Điều 1:
Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Pháp lệnh này được hành nghề y, dược tư nhân.
  
Điều 4:
Tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hành nghề y, dược tư nhân trên lãnh thổ Việt Nam phải được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

2.2 Đối tượng không được phép

Điều 9:
1- Người đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước chỉ được hành nghề y, dược tư nhân ngoài giờ quản lý của cơ quan, nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại một trong các điều 6, 7, 8 của Pháp lệnh này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan.
2- Công chức đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước về dược không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh dược, tham gia thành lập hoặc quản lý bệnh viện tư nhân, công ty kinh doanh dược.
  
Điều 10:
Người đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Pháp lệnh này chỉ được đăng ký hành nghề tại một cơ sở y, dược tư nhân trong phạm vi chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo.
  
Điều 11:
Người đang bị kỷ luật, bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật y, dược hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm với người bệnh và người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết án tù nhưng chưa được xoá án hoặc bị toà án kết án vì vi phạm nghiêm trọng quy định về chuyên môn kỹ thuật y, dược thì không được phép hành nghề y, dược tư nhân.
  
Điều 15:
Nghiêm cấm việc lợi dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước để hành nghề y, dược tư nhân.
  
Điều 16:
Nghiêm cấm việc thuê, mượn bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận để hành nghề y, dược tư nhân.

2.3 Hình thức tổ chức

2.3.1 Hành nghề y

- Bệnh viện;
- Nhà hộ sinh;
- Phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa;
- Phòng răng, làm răng giả;
- Phòng xét nghiệm, phòng thăm dò chức năng;
- Phóng chiếu chụp X-quang;
- Cơ sở giải phẵu thẩm mỹ;
- Cơ sở dịch vụ điều dưỡng phục hồi chức năng;
- Cơ sở dịch vụ y tế tiêm, chích, thay băng;
- Cơ sở dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.

2.3.2 Hành nghề y cổ truyền

- Bệnh viện y học cổ truyền dân tộc;
- Phòng chẩn trị y học cổ truyền dân tộc;
- Cơ sở dịch vụ điều dưỡng và phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền dân tộc;
- Cơ sở dịch vụ y học cổ truyền dân tộc châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, xông hơi thuốc.

2.3.3 Hành nghề Dược.

- Nhà thuốc tư nhân;
- Đại lý thuốc cho doanh nghiệp dược;
- Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh dược;
- Cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền dân tộc.

2.4 Tiêu chuẩn hành nghề

2.4.1 Tiêu chuẩn hành nghề Y

- Có bằng tốt nghiệp đại học y, trung học y, sơ học y, tuỳ theo yêu cầu của từng loại hình thức tổ chức hành nghề;
- Đã qua thực hành từ 2 năm đến 5 năm ở các cơ sở y tuỳ theo yêu cầu của từng loại hình thức tổ chức hành nghề;
- Có đạo đức nghề nghiệp.

2.4.2 Tiêu chuẩn hành nghề y hoc cổ truyền

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học y về chuyên khoa y học cổ truyền dân tộc và đã qua thực hành từ 2 năm đến 5 năm ở các cơ sở y học cổ truyền dân tộc tuỳ theo yêu cầu của từng loại hình thức tổ chức hành nghề. Đối với lương y thì phải có giấy chứng chỉ về y học cổ truyền dân tộc do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp;
- Có đạo đức nghề nghiệp.

2.4.3 Tiêu chuẩn hành nghề dược

- Có bằng tốt nghiệp đại học dược, trung học dược, sơ học dược và đã qua thực hành từ 2 năm đến 5 năm ở các cơ sở dược tuỳ theoyêu cầu của từng loại hình thức tổ chức hành nghề. Đối với lươngy thì phải có chứng chỉ về y học cổ truyền dân tộc do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp;
- Có đạo đức nghề nghiệp.

2.5 Hành vi cấm thực hiện

2.5.1 Đối với ngành y

Điều 18: 
Người hành nghề y tư nhân không được vừa kê đơn, vừa bán thuốc. Bộ Y tế quy định cơ số thuốc cấp cứu được phép có đối với từng loại hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân.
  
Điều 19:
Nghiêm cấm người hành nghề y tư nhân, hành nghề y học cổ truyền dân tộc tư nhân:
- Hành nghề không đúng quy định trong giấy phép;
- áp dụng các kỹ thuật chuyên môn mới, sử dụng thuốc mới để điều trị cho bệnh nhân khi chưa được phép của Bộ Y tế;
- Sử dụng các hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Quảng cáo quá khả năng trình độ chuyên môn và phạm vi hành nghề được quy định trong giấy phép.

2.5.2 Đối với ngành dược

Điều 21: 
Nghiêm cấm người hành nghề dược tư nhân:
- Kinh doanh thuốc giả, thuốc không có số đăng ký, thuốc quá hạn dùng, thuốc không bảo đảm chất lượng, thuốc không còn nguyên vẹn bao bì;
  
- Hành nghề không đúng quy định trong giấy phép;
  
- Quảng cáo không đúng theo quy định về thông tin, quảng cáo thuốc của Bộ Y tế.

 2.4 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện

2.5.3 Đối với ngành y

Điều 18: 
Người hành nghề y tư nhân không được vừa kê đơn, vừa bán thuốc. Bộ Y tế quy định cơ số thuốc cấp cứu được phép có đối với từng loại hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân.
  
Điều 19:
Nghiêm cấm người hành nghề y tư nhân, hành nghề y học cổ truyền dân tộc tư nhân:
- Hành nghề không đúng quy định trong giấy phép;
- áp dụng các kỹ thuật chuyên môn mới, sử dụng thuốc mới để điều trị cho bệnh nhân khi chưa được phép của Bộ Y tế;
- Sử dụng các hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Quảng cáo quá khả năng trình độ chuyên môn và phạm vi hành nghề được quy định trong giấy phép.

2.5.4 Đối với ngành dược

Điều 21: 
Nghiêm cấm người hành nghề dược tư nhân:
- Kinh doanh thuốc giả, thuốc không có số đăng ký, thuốc quá hạn dùng, thuốc không bảo đảm chất lượng, thuốc không còn nguyên vẹn bao bì;
  
- Hành nghề không đúng quy định trong giấy phép;
  
- Quảng cáo không đúng theo quy định về thông tin, quảng cáo thuốc của Bộ Y tế.

2.5.4.1 Hình thức bán buôn

Điều 25: 
  
1- Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược tư nhân:
  
a) Người xin đăng ký hành nghề dược tư nhân phải gửi hồ sơ đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  
b) Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhân đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược tư nhân bao gồm:
  
- Đơn xin đăng ký hành nghề, trong đơn phải ghi rõ phạm vi chuyên môn xin đăng ký hành nghề:
  
- Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn;
  
- Sơ yếu lý lịch;
  
- Phiếu khám sức khoẻ;
  
- Bản diễn giải về địa điểm có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bản kê khai trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
  
Nếu xin thành lập công ty kinh doanh dược, trong hồ sơ phải có điều lệ tổ chức, hoạt động và phương án kinh doanh ban đầu của công ty.
  
2- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược:
  
a) Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh dược trên cơ sở thẩm định và văn bản đề nghị của Sở Y tế.
  
b) Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập các cơ sở hành nghề dược tư nhân trường hợp quy định tại điểm a, khoản 2 của Điều này.

2.5.4.2 Hình thức bán lẻ

Điều 25: 
1- Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược tư nhân:
  
a) Người xin đăng ký hành nghề dược tư nhân phải gửi hồ sơ đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  
b) Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhân đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược tư nhân bao gồm:
  
- Đơn xin đăng ký hành nghề, trong đơn phải ghi rõ phạm vi chuyên môn xin đăng ký hành nghề:
  
- Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn;
  
- Sơ yếu lý lịch;
  
- Phiếu khám sức khoẻ;
  
- Bản diễn giải về địa điểm có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bản kê khai trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
  
Nếu xin thành lập công ty kinh doanh dược, trong hồ sơ phải có điều lệ tổ chức, hoạt động và phương án kinh doanh ban đầu của công ty.
  
2- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược:
  
a) Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh dược trên cơ sở thẩm định và văn bản đề nghị của Sở Y tế.
  
b) Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập các cơ sở hành nghề dược tư nhân trường hợp quy định tại điểm a, khoản 2 của Điều này.

2.5.4.3 Yêu cầu thực hiện

 - Kinh doanh tại địa điểm đã đăng ký sau khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
- Kinh doanh đúng phạm vi đã ghi trong giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh thuốc phòng và chữa bệnh cho người và thực hiện đúng các quy định, quy chế chuyên môn của Bộ Y tế.
- Khi thay đổi địa điểm phải được cơ quan địa phương có thẩm quyền nơi đang kinh doanh và nơi đến chấp nhận.

2.6 Hướng dẫn chi tiết ngành Dược

2.6.1 Đối tượng bán buôn

Tiêu chuẩn chung

Thương nhân là doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuốc (ghi rõ thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền). Nếu là cơ sở hành nghề dược tư nhân, phải có thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược tư nhân do Bộ Y tế cấp theo thẩm quyền.

Phạm vi kinh doanh

1. Chỉ được phép tổ chức bán buôn thuốc sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuốc và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh thuốc (bán buôn thuốc) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  
2. Các cơ sở bán buôn thuốc muốn bán lẻ thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh quy định đối với cơ sở bán lẻ thuốc tại Thông tư này và phải được cấp một giấy chứng nhận riêng.
  
3. Các cơ sở bán buôn thuốc có trách nhiệm đảm bảo đủ thuốc thiết yếu theo danh mục.
  
4. Các cơ sở bán buôn chỉ được bán các thuốc còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất.

Thuốc cấm kinh doanh

Nghiêm cấm các cơ sở bán buôn các loại thuốc sau:
  
1. Thuốc thuộc danh mục cấm nhập khẩu.
  
2. Thuốc đã mua để sử dụng cho các chương trình y tế Quốc gia
  
3. Thuốc viện trợ.
  
4. Thuốc chưa có giấy phép đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
  
5. Thuốc nước ngoài chưa đăng ký mà không có giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế.
  
6. Thuốc hết hạn, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc có hạn dùng còn lại dưới 02 tháng.
  
7. Thuốc không rõ nguồn gốc.
  
8. Thuốc thú y.

Bộ phận kiểm tra chất lượng

a. Phải có cán bộ chuyên trách về đảm bảo chất lượng thuốc. 
b. Có cơ sở kiểm tra chất lượng thuốc hoặc hợp đồng ổn định với cơ sở kiểm nghiệm được công nhận để bảo đảm chất lượng thuốc kinh doanh.

Cơ sở vật chất

Cơ sở bán hàng: 
  
- Diện tích: phải phù hợp quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu nơi giao dịch không dưới 20 m2. 
- Địa điểm riêng biệt, ổn định. Nếu là nhà thuê phải có hợp đồng thuê nhà ít nhất là 01 năm.
- Nếu có mở thêm cơ sở bán lẻ thì phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ và địa điểm bán lẻ phải riêng biệt với địa điểm bán buôn.
  
Kho thuốc:
- Thủ kh ít nhất phải có trình độ chuyên môn Dược sĩ trung học. Phải là lương dược đối với các cơ sở bán buôn thuốc y học cổ truyền, dược liệu.
- Nhân viên kh Phải có trình độ chuyên môn phù hợp công việc được phân công. 
- Đối với các cơ sở bán buôn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc thì thủ kho và nhân viên kho phải thực hiện theo quy định tại các quy chế: Quy chế quản lý thuốc gây nghiện (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 2033/1999/QĐ-BYT ngày 09/7/1999), Quy chế quản lý thuốc hướng tâm thần (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 2330/QĐ-BYT ngày 08/11/1997), Quy chế quản lý thuốc độc (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 2032/QĐ-BYT ngày 09/7/1999). 
- Diện tích kh Diện tích đủ rộng phù hợp với quy mô kinh doanh, nhưng tổng diện tích tối thiểu 30m2.
- Trang thiết bị của kh 
+ Kho phải khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng. Phải có hệ thống thông gió, điều hoà nhiệt độ để duy trì nhiệt độ chung trong kho không quá 250C và các thiết bị bảo quản phù hợp yêu cầu bảo quản đặc biệt một số loại dược phẩm.
+ Phải có đủ tủ, giá, kệ để sắp xếp thuốc theo chủng loại thuốc, theo tên thuốc hoặc theo nhà sản xuất và đảm bảo nguyên tắc "nhập trước, xuất trước".
+ Việc bảo quản, tồn trữ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc phải theo quy định tại các quy chế hiện hành.
+ Phải trang bị máy tính để thực hiện việc quản lý xuất, nhập thuốc.
+ Phải có hệ thống bảo đảm an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy.

Người trực tiếp quản lý

a. Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
b. Là dược sĩ đại học hoặc lương dược (nếu bán buôn thuốc y học cổ truyền hoặc dược liệu), có ít nhất 05 năm hành nghề ở một cơ sở kinh doanh dược hợp pháp. 
c. Có đủ sức khoẻ, không đang mắc bệnh truyền nhiễm.
d. Không đang trong thời kỳ bị kỷ luật do vi phạm quy chế chuyên môn dược hoặc không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhân viên bán hàng

a. Phải là người có chuyên môn về dược từ dược tá trở lên.
b. Có đủ sức khoẻ, không đang mắc bệnh truyền nhiễm.
c. Không đang bị kỷ luật trong hành nghề dược, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.6.2 Đối tượng bán lẻ

Tiêu chuẩn chung

Phải là thương nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong ngành nghề kinh doanh ghi rõ được phép kinh doanh thuốc (thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền). Nếu là cơ sở hành nghề dược tư nhân phải có thêm giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề dược do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về hành nghề dược tư nhân.

Phạm vi kinh doanh

1. Chỉ được phép tổ chức bán lẻ thuốc sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành dược phẩm và Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh thuốc (bán lẻ thuốc) do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  
2. Việc bán lẻ thuốc kê đơn phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế.

3. Đại lý bán lẻ thuốc: chỉ được phép bán lẻ các thuốc thành phẩm theo danh mục thuốc đã được thoả thuận với doanh nghiệp trong hợp đồng mở đại lý. Doanh nghiệp mở đại lý và chủ đại lý phải ký thoả thuận khi thay đổi danh mục thuốc.

4. Nghiêm cấm các cơ sở bán lẻ:
- Bán buôn thuốc
- Mua bán nguyên liệu làm thuốc, hoá chất xét nghiệm.
- Mua bán thuốc gây nghiện (trừ các cơ sở thuộc các doanh nghiệp nhà nước được chỉ định cụ thể tại Quy chế Quản lý thuốc gây nghiện ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 2033/1999/QĐ-BYT ngày 09/7/1999).
- Bán các thuốc:
+ Thuốc thuộc danh mục cấm nhập khẩu
+ Thuốc pha chế theo đơn (trừ các cơ sở có chức năng pha chế theo đơn).
+ Thuốc viện trợ.
+ Thuốc chưa có giấy phép đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.
+ Thuốc nước ngoài chưa đăng ký mà không có giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế.
+ Thuốc đã hết hạn dùng, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
+ Thuốc kê đơn khi không có đơn của bác sĩ.
+ Thuốc không rõ nguồn gốc.
+ Thuốc thú y.

Cơ sở vật chất

a. Về địa điểm bán thuốc: 
  
- Diện tích: Cơ sở phải có diện tích đủ rộng, tối thiểu từ 10m2 trở lên.
- Địa điểm: Riêng biệt, ổn định, nếu nhà thuê phải có hợp đồng thuê nhà hợp pháp ít nhất là 01 năm (do Uỷ ban nhân dân xã, phường xác nhận). Phải là nhà cấp 3 trở lên ở thành phố và cấp 4 trở lên ở nông thôn và đáp ứng các yêu cầu về mua, bán, bảo quản, đảm bảo chất lượng thuốc theo các quy chế dược. 
  
b. Trang thiết bị:
 
- Có đủ quầy, tủ chắc chắn để bày thuốc và trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn các thuốc được bán.
- Phải có tủ hoặc ngăn tủ thuốc độc riêng. Thuốc sắp xếp trong quầy, tủ phải theo chủng loại thuốc, theo tên thuốc hoặc theo nhà sản xuất, đảm bảo được yêu cầu dễ thấy, dễ lấy và tránh nhầm lẫn.
- Phải có đầy đủ các phương tiện phòng cháy, chữa cháy
- Thuốc phải được bảo quản ở nơi khô, mát, tránh ánh sáng mặt trời.

Người trực tiếp quản lý

a. Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
b. Là dược sĩ đại học hoặc lương dược (nếu bán lẻ thuốc thành phẩm y học cổ truyền, dược liệu). Đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa chưa có dược sĩ đại học, Giám đốc Sở Y tế căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương có thể cho phép dược sĩ trung học, kỹ thuật viên trung học dược, dược tá quản lý điều hành kinh doanh; thời hạn cho phép do Giám đốc Sở Y tế quy định là từng 01 năm. 
c. Thâm niên công tác:
- Đối với thành phố, thị xã, thị trấn: phải có ít nhất 05 năm hành nghề tại cơ sở dược hợp pháp.
- Đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa: nếu là dược sĩ đại học: 02 năm; nếu là dược tá, kỹ thuật viên trung học dược: phải có ít nhất 02 năm hành nghề tại cơ sở dược hợp pháp.
d. Có đủ sức khoẻ, không đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần.
e. Không đang bị kỷ luật trong hành nghề dược và không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhân viên bán hàng

a. Phải là người có chuyên môn về dược từ dược tá trở lên.
b. Có đủ sức khoẻ, không đang mắc bệnh truyền nhiễm.
c. Không đang bị kỷ luật trong hành nghề dược, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.6.3 Thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện

Bán buôn, bán lẻ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) gửi về Sở Y tế gồm:
  
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phòng và chữa bệnh cho người do cơ quan có thẩm quyền cấp (Phụ lục 8)
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong ngành nghề kinh doanh được phép kinh doanh thuốc (ghi rõ thuốc tân dược hay thuốc y học cổ truyền).
3. Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh (quy định tại Điều 5 và Điều 7 của Thông tư này). 
Điều 15.: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế căn cứ vào kết quả thẩm định theo tiêu chuẩn tại Thông tư này mà quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Trong trường hợp không cấp phải nói rõ lý do.

Kinh doanh nhiều địa điểm

Điều 16. Đối với thương nhân là doanh nghiệp muốn mở nhiều cơ sở bán buôn hoặc bán lẻ thì mỗi cơ sở phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh theo quy định tại Thông tư này và mỗi cơ sở phải được cấp một giấy chứng nhận riêng. 
  
Điều 17. Đối với thương nhân là cá nhân (Nhà thuốc tư nhân, đại lý bán lẻ thuốc ở nông thôn) thì mỗi thương nhân chỉ được kinh doanh tại một địa điểm và chỉ được cấp 01 giấy phép đủ điều kiện kinh doanh bán lẻ.

Thẩm quyền cấp phép

Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn quản lý của mình.

Xử lý vi phạm

(Điều 22 - 25 Thông tư 02)
Điều 22. Cục Quản lý Dược Việt Nam, Thanh tra Bộ Y tế tổ chức kiểm tra, thanh tra trên phạm vi cả nước về việc kinh doanh thuốc. 
Điều 23. Thanh tra y tế tỉnh phối hợp với phòng quản lý dược Sở Y tế kiểm tra, thanh tra việc kinh doanh thuốc trên phạm vi lãnh thổ tỉnh.
Điều 24. Thương nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điểm 25. Các cán bộ, công chức Nhà nước nếu lạm dụng chức vụ, quyền hạn không thực hiện đúng các quy định của Thông tư này, tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp: 
            - Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký và điều kiện giấy phép kinh doanh (nếu có);
            - Lập sổ sách kế toán, sổ đăng ký góp vốn của các thành viên; 
            - Chấp hành tốt chế độ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho Phòng Đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế và cơ quan thống kê. Doanh nghiệp báo cáo định kỳ hàng tháng vào ngày 15 của tháng; hàng quý vào ngày 15 của tháng đầu tiên quý tiếp theo; hàng năm vào ngày 15 của tháng đầu tiên năm tiếp theo. Hàng năm, doanh nghiệp phải báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán và bảng quyết toán tài chính), trong thời hạn 30 ngày (đối với DNTN và Công ty hợp danh) và 90 ngày (đối với Công ty TNHH và Công ty CP) kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp phải. 
            - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 
Khi thay đổi các nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (như: thay đổi tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn, người đại diện…) thì doanh nghiệp đến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn thủ tục thay đổi.
Doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 156 của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp giải thể thực hiện theo điều 158 của Luật Doanh nghiệp.
Tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp, đề nghị liên hệ với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có vướng mắc hoặc cần giải đáp, đề nghị liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên để được hướng dẫn giải quyết.

Ý kiến bạn đọc
Gửi ý kiến bình luận của bạn
Họ và tên
(*)
Email
(*)
Nội dung bình luận
(*)
Mã xác nhận
CAPTCHA image
Nhập mã được hiển thị ở hộp dưới đây

Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ...

Ngày 03/7/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên có Thông cáo báo chí số ...

Ngày 4/5, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh tổ...

Ngày 21/12, huyện Phù Cừ phối hợp với Công ty Cổ phần Phát triển FUJI ...

Thăm dò ý kiến
Đánh giá của bạn về cổng thông tin doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên?

Đẹp

Bình thường

Xấu

Khác



https://188betz.net/ Rikvip

 

 

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HƯNG YÊN

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp 

Địa chỉ: Số 8, đường Chùa Chuông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

Tel: (0221) 3524 666 Fax: (0221) 3525 999

Email: trungtamxtdt@hungyen.gov.vn

Văn phòng đại diện - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp 

Địa chỉ: số 695, đường Nguyễn Văn Linh, phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Tel: (0221) 3522 668 Fax: (0221) 3525 999

Email: trungtamxtdt@hungyen.gov.vn

Giấy phép số: 29/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông ngày 21 tháng 8 năm 2019 

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Phạm Đức Hòa  – Phó Giám đốc phụ trách điều hành.

 Số người online: 1      Tổng số lượt truy cập: 13.385.933          Thực hiện bởi: OrientSoft