Khái quát chung về kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá và lịch sử, nếu như xưa kia, kinh đô Thăng Long là trung tâm kinh tế - xã hội của đất nước thì Hưng Yên là một trong những trung tâm kinh tế lớn với thương cảng sầm uất nhất vùng, là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu kinh tế phong phú, đa dạng với khách buôn trong và ngoài nước, đến nay, dân gian vẫn còn lưu truyền câu nói “thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Nơi đây còn là một vùng đất hiếu học nổi tiếng mà biểu tượng là Văn miếu Xích Đằng hiện nay là niềm tự hào về truyền thống hiếu học của người dân trấn Sơn Nam xưa và của người Hưng Yên ngày nay.
Với lợi thế về trị trí địa lý tiếp giáp thủ đô Hà Nội và các trung tâm công nghiệp lớn, có kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng lực lượng lao động trẻ, Hưng Yên đã từng bước khẳng định được vị thế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
1. Điều kiện tự nhiên xã hội.
1.1. Vị trí địa lý
Hưng Yên là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, có quốc lộ 5A, 5B, đường nối đường cao tốc 5B với tuyến cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình và tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5A qua thành phố Hưng Yên đến quốc lộ 1A. Bên cạnh đó Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài.
Đơn vị hành chính của tỉnh gồm thành phồ Hưng Yên và 9 huyện (Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Lâm, Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ), với tổng diện tích tự nhiên là 923 km2 và dân số khoảng 1,2 triệu người.
1.2. Khí hậu và thời tiết
Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bốn mùa rõ rệt. Trong thời kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa. Số giờ nắng trung bình 1.650 giờ/năm, nhiệt độ trung bình 23,20C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 160C. Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.500 - 8.6000C. Lượng mưa trung bình 1.450 - 1.650mm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lượng mưa cả năm, gây úng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thường có mưa phùn, thích hợp cho gieo trồng nhiều loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế.
Nhìn chung, chế độ khí hậu-thời tiết của Hưng Yên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: các chế độ nhiệt, ẩm, nắng cho phép canh tác nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm và thích hợp để bố trí một cơ cấu cầy trồng, vật nuôi đa dạng có nguồn gốc nhiệt đới và một số cây trồng (rau, hoa, quả,…) có nguồn gốc ôn đới.
1.3. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên
-Tài nguyên đất
Hưng Yên với đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi; địa hình bằng phẳng. Đất nông nghiệp 61.037 ha, cây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng chiếm khoảng 7.471ha, toàn bộ diện tích trên đều có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên nước:
Nằm trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, là 2 hệ thống sông lớn nhất ở Miền Bắc nên Hưng Yên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt hết sức phong phú của hệ thống sông Hồng, sông Luộc (riêng sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s, chiếm gần 15% tổng lượng nước sông cả nước) và các sông khác trong nội đồng là điều kiện rất thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho cả công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thủy. Nguồn nước ngầm của Hưng Yên cũng hết sức phong phú, trong địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn chất lượng cao, tại khu vực dọc đường 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi có thể khai thác 100.000 m3/ngày, không chỉ đáp ứng cho yêu cầu phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.
- Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản chính của Hưng Yên hiện nay là nguồn cát đen với trữ lượng lớn ven sông Hồng và sông Luộc có thể phát triển khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Bên cạnh đó Hưng Yên còn có mỏ than nâu tại Khoái Châu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 30 tỷ tấn). Các khoáng sản khác hầu như không đáng kể.
- Tiềm năng phát triển du lịch:
Hưng Yên là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử và văn hoá, trong đó có 105 di tích được xếp hạng quốc gia cùng nhiều hiện vật cổ có giá trị. Đặc biệt quần thể di tích Phố Hiến, Đa hòa-Dạ trạch, các di tích triều Trần... là nguồn tài nguyên du lịch văn hoá rất có giá trị cho phát triển du lịch.
- Nguồn nhân lực
Tiếp giáp thủ đô Hà Nội, Hưng Yên có khả năng thu hút nguồn lực lao động đã qua đào tạo, đặc biệt nguồn lao động có trình độ cao từ Hà Nội cho các dự án đầu tư lớn. Hiện có khoảng hơn 4.000 kỹ thuật viên và quản lý từ Hà Nội đến làm việc tại Hưng Yên.
Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều trường đào tạo nhân lực như: Đại học sư phạm kỹ thuật, Đại học Chu Văn An, Cao đẳng tài chính kế toán, Cao đẳng Quản trị kinh doanh... hàng năm đào tạo được khoảng 15.000 công nhân và kỹ sư thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.
Khu đại học Phố Hiến tại tỉnh Hưng Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 10-7-2009 tại Thành phố Hưng Yên. Đây sẽ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa cấp, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ chất lượng cao, có thể đáp ứng được các nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cao cho vùng và cả nước. Đến nay đã có một số trường Đại học lớn đăng ký vào khu Đại học này như: Trường Đại học Thủy Lợi, trường Đại học Ngoại Thương, trường Đại học Giao thông Vận tải...
2. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội
2.1- Hệ thống giao thông vận tải:
Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên gồm 3 loại: đường bộ, đường sông, và đường sắt. Trong đó:
a- Đường bộ:
Đường bộ dài 6.133 km (trong đó QL dài 85km; Tỉnh lộ dài 191km; huyện lộ dài 341km; đường đô thị và khu CN dài 52km; đường GTNT 5464 km).
+ Quốc lộ: Gồm 3 tuyến:
- QL5: Qua địa phận Hưng Yên dài 22,5 km, mặt đường thảm bê tông nhựa rộng 23m, nền đường rộng 25m, gồm 4 làn xe, tải trọng H30-XB80. Là tuyến nối Hà Nội - Hải Phòng, qua địa phận Hưng Yên tại km 11+335 - km33+690;
- Đường cao tốc Hà Nội – Hải phòng dài 26km đang thi công dự kiến đầu năm 2015 sẽ được đưa vào khai thác sử dụng;
- QL39: Qua địa phận Hưng Yên dài 43 km, là tuyến đường nối Hưng Yên - Thái Bình, và là đường lưu thông các tỉnh phía Nam lên phía Bắc, sang Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.
- QL38: dài 20km nối QL1 - cầu Yên Lệnh - QL5;
+ Đường tỉnh: Hưng Yên có 10 tuyến đường tỉnh (gồm TL 38B; TL 195; TL 199; TL 200; TL 205; TL 205 C; TL 206; TL 196; TL 204; TL 209);
b- Đường sông
+ Sông do TW quản lý
- Sông Hồng: Đoạn đi qua địa phận Hưng Yên dài 64km, từ Xuân Quan đến Phương Trà là sông cấp 2, luồng lạch trên sông khá ổn đinh, đảm bảo độ sâu 2-3m.
- Sông Luộc: Đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 28 km, từ ngã ba Phương Trà đến Nguyên Hoà. Là sông cấp 3, luồng lạch trên sông khá ổn định, đảm bảo độ sâu từ 1,5 - 2m.
c- Đường sắt
- Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua địa phận Hưng Yên dài 17km, khổ đường 1m, tải trọng trục trên tuyến 12,5 tấn/trục, sử dụng tà vẹt bê tông 2 khối, ray P43 và P38. Có 2 ga trên tuyến là Lạc Đạo và Tuần Lương.
2.2-Hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông
a- Hệ thống cấp điện:
Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 trạm biến áp 110kVA với tổng công suất 432.000kVA, 5 trạm biến áp trung gian 35/10kV với tổng công suất 24.100kVA, 1104,53km đường dây trung áp và 1.473 trạm biến áp phân phối với tổng công suất 591.512kVA. Nguồn điện được cung cấp an toàn và ổn định cho phát triển kinh tế và phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
b- Hệ thống cấp thoát nước:
- Tỉnh hiện đã xây dựng được một số trạm cấp nước sạch tập trung cung cấp cho các khu công nghiệp, thành phố Hưng Yên và các trung tâm huyện, lớn nhất phải kể đến dự án cấp nước sạch Thành phố Hưng Yên với công suất 20.000m3/ngày đêm.
- Thoát nước và xử lý nước thải đô thị, công nghiệp: toàn bộ các thị trấn, thị tứ không có trạm xử lý nước thải tập trung. Hệ thống thoát nước thải ở Thành phố Hưng Yên có khoảng hơn 3 km mạng lưới thoát nước nhưng chưa được xây dựng, cải tạo qua nhiều thời kỳ, chắp vá. Tính chung cả thành phố mới có khoảng 32% số dân được sử dụng hệ thống thoát nước, toàn bộ các xã mới nhập về thành phố, kể cả một phần của các phường chưa có hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước của các thị trấn, thị tứ không đảm bảo tiêu chuẩn, nước thải đô thị chảy tràn gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
c- Bưu chính viễn thông
Mạng lưới viễn thông có bước phát triển không ngừng, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 1 điển bưu điện trung tâm; 9 bưu điện huyện, thành phố; 37 bưu điện khu vực và 115 bưu điện văn hóa xã. Hoạt động bưu chính được tăng cường, đường thư tín được cơ giới hoá, đảm bảo để thư, công văn, báo chí đến trung tâm huyện trước 10 giờ sáng trong ngày. Công tác phát hành báo chí được triển khai tốt với nhiều loại đầu sách báo, tạp chí các loại.
2.3-Hệ thống tài chính – ngân hàng
Các tổ chức tài chính, tín dụng tại Hưng Yên có khả năng cung cấp các nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp với cơ chế hoạt động thông thoáng, thuận lợi
Các ngân hàng hiện đã có mặt tại Hưng Yên
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank);
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank);
- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Viettinbank)
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
- Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank)
- Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB)
- Ngân hàng Đông Á
- Ngân hàng ACB
- Và một số ngân hàng khác.
2.4-Hệ thống y tế, giáo dục, dạy nghề
Mạng lưới y tế của Hưng Yên không ngừng được củng cố và phát triển, 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ, 100% thôn có cán bộ y tế, 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đưa dịch vụ khám chữa bệnh BHYT về trên 70% trạm y tế xã và tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi về tất cả các trạm ytế xã. Mở rộng xã hội hoá để tăng cường các nguồn lực đầu tư cho y tế, các dịch vụ y tế ngoài công lập, từng bước phát triển và được quản lý theo qui định, đã góp phần giảm tải cho hệ thống y tế công lập.
dự Lễ khánh thành Dự án xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà N...
Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ...
Ngày 03/7/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên có Thông cáo báo chí số ...
Ngày 4/5, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh tổ...
Ngày 21/12, huyện Phù Cừ phối hợp với Công ty Cổ phần Phát triển FUJI ...
Đẹp
Bình thường
Xấu
Khác
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HƯNG YÊN
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp
Địa chỉ: Số 8, đường Chùa Chuông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Tel: (0221) 3524 666 Fax: (0221) 3525 999
Email: trungtamxtdt@hungyen.gov.vn
Văn phòng đại diện - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp
Địa chỉ: số 695, đường Nguyễn Văn Linh, phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Tel: (0221) 3522 668 Fax: (0221) 3525 999
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Ngọc Khánh – Giám đốc trung tâm.
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Hưng Yên luôn mong muốn được nhận phản hồi từ các tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp! Mọi ý kiến đóng góp, xin vui lòng gửi về địa chỉ email:
Nếu bạn có thắc mắc cần trợ giúp, vui lòng liên lạc qua số điện thoại nóng sau:
Chú ý: Nếu không liên lạc được, bạn cũng có thể gửi thông tin qua địa chỉ email trungtamxtdt@hungyen.gov.vn
Thủ tục đầu tư
Thủ tục đăng ký kinh doanh