Trong 9 tháng, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 10,8% và có trên 11,2 nghìn doanh nghiệp đã hoạt động trở lại.
Báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội năm 2013 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII cho thấy số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong những tháng gần đây được cải thiện.
Theo đó, trong 9 tháng, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 10,8% và có trên 11,2 nghìn doanh nghiệp đã hoạt động trở lại.
Trước, đó, theo thống kê, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 4 tháng giảm 1,2%, 5 tháng đầu năm tăng 4,8%, 6 tháng tăng 7,6%, 7 tháng tăng 8,4%, 8 tháng tăng 9,5% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động tập trung chủ yếu ở các ngành như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (4.060 doanh nghiệp); xây dựng (1.918 doanh nghiệp); công nghiệp chế biến, chế tạo ( 1.628 doanh nghiệp).
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động 9 tháng đầu năm tăng 12,8% so cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vốn nhưng vẫn chưa tiếp cận được vốn tín dụng mặc dù mặt bằng lãi suất đã giảm đáng kể.
Chính phủ nhận định: Hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tháo gỡ khó khăn, giảm hàng tồn kho còn nhiều hạn chế. Chỉ số hàng tồn kho trong một số ngành đã có cải thiện nhưng vẫn ở mức cao. Năng lực quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu và yếu. Hệ thống cơ quan triển khai thực hiện chính sách, chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa còn yếu, chưa đồng bộ từ trung ương đến địa phương.
Các giải pháp miễn giảm thuế phần nào giảm chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổng mức miễn giảm thuế được thực hiện chỉ ở mức thấp nên khó có thể tác động lớn trong bối cảnh sức cầu của nền kinh tế đang ở mức thấp. Ngoài ra, các khoản thuế và tiền sử dụng đất được gia hạn của năm 2012 sẽ được thu trong năm 2013 cũng làm trung hòa tác động của việc giảm thuế được thực hiện trong nửa cuối năm 2013.
Năm 2012, gia hạn khoảng 9.198 tỷ đồng tiền thuế và sử dụng đất, bao gồm: 5.021 tỷ đồng thuế GTGT phát sinh trong tháng 6-2012, 4.177 tỷ đồng tiền sử dụng đất năm 2012 đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính trong thời hạn tối đa 12 tháng.
Doanh nghiệp dần phục hồi và số thành lập mới được cả thiện một phần do môi trường đầu tư được cải thiện. Nhiệm vụ này được quan tâm thực hiện như cải cách thủ tục hành chính, rà soát loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.... đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói riêng.
Đặc biệt, trong 8 tháng đầu năm, một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp phép cho thấy kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện và hấp dẫn hơn, niềm tin của các nhà đầu tư đã dần tăng trở lại. Trong 8 tháng đầu năm 2013, các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được 197 dự án với tổng vốn đăng ký 17.632 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 58 dự án với tổng vốn tăng thêm 12.696 tỷ đồng. Như vậy, trong 8 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được đạt hơn 30.328 tỷ đồng, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Từ nay đến cuối năm, Chính phủ vẫn ưu tiên tiếp tục thực hiện các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, hướng dòng vốn vào sản xuất. Đồng thời, có giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp còn triển vọng tiếp tục vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu cả năm, ưu tiên các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, các doanh nghiệp có triển vọng, có thị trường tiêu thụ. Tích cực triển khai chính sách tín dụng hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đối với người có thu nhập thấp. Thúc đẩy hoạt động Công ty quản lý tài sản, khai thông dòng vốn tín dụng. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tỷ giá, thị trường vàng theo mục tiêu… Tất cả nhằm hỗ trợ thuận lợi nhất, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển, tạo đà cho tăng trưởng./. PV/VOV Online
dự Lễ khánh thành Dự án xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà N...
Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ...
Ngày 03/7/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên có Thông cáo báo chí số ...
Ngày 4/5, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh tổ...
Ngày 21/12, huyện Phù Cừ phối hợp với Công ty Cổ phần Phát triển FUJI ...
Đẹp
Bình thường
Xấu
Khác
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HƯNG YÊN
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp
Địa chỉ: Số 8, đường Chùa Chuông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Tel: (0221) 3524 666 Fax: (0221) 3525 999
Email: trungtamxtdt@hungyen.gov.vn
Văn phòng đại diện - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp
Địa chỉ: số 695, đường Nguyễn Văn Linh, phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Tel: (0221) 3522 668 Fax: (0221) 3525 999
Chịu trách nhiệm nội dung: ông Phạm Đức Hòa – Phó Giám đốc phụ trách điều hành.
Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Hưng Yên luôn mong muốn được nhận phản hồi từ các tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp! Mọi ý kiến đóng góp, xin vui lòng gửi về địa chỉ email:
Nếu bạn có thắc mắc cần trợ giúp, vui lòng liên lạc qua số điện thoại nóng sau:
Chú ý: Nếu không liên lạc được, bạn cũng có thể gửi thông tin qua địa chỉ email trungtamxtdt@hungyen.gov.vn
Thủ tục đầu tư
Thủ tục đăng ký kinh doanh